Tiêu Chuẩn ISO 22000:2005 Là Gì?

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2005 Là Gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là gì? Giữa ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018 có điểm khác biệt nào? đang là các câu hỏi được không ít doanh nghiệp quan tâm. Hãy cùng VINAQUALITY tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
 

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ sự khác nhau giữa ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018 khi muốn chuyển đổi. 


Ngay sau đây, VINAQUALITY sẽ chia sẻ nhanh cho quý bạn một số thông tin chi tiết về ISO 22000:2005 và điểm khác biệt so với 22000:2018 trong bài viết sau, cùng theo dõi nhé.

Khái quát về tiêu chuẩn ISO 22000:2005

Trước khi đi tìm hiểu điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết phiên bản ISO 22000:2005 ngay dưới đây.

tieu chuan ISO 22000:2005 la gi

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là gì?

ISO 22000:2005 là phiên bản năm 2005 của tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này được ban hành bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) dành cho các doanh nghiệp thực phẩm với mục đích thiết lập các quy định, yêu cầu về việc quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến, kinh doanh hay xuất nhập khẩu.

Ý nghĩa của ISO 22000:2005

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được xây dựng với ý nghĩa là công cụ giúp tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách toàn diện các mối nguy có ảnh hưởng tới mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, đảm bảo rằng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng sẽ an toàn và không gây hại cho sức khỏe.
 

Việc áp dụng ISO 22000:2005 là một cách thể hiện trách nghiệm cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp đến các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều tổ chức/cá nhân vì cái lợi trước mắt mà không màng đến sức khỏe hay tính mạng của người khác.

 

Ý nghĩa của ISO 22000:2005

Đối tượng áp dụng

ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn quốc tế dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Tức dù doanh nghiệp của bạn có quy mô ra sao, địa điểm làm việc ở đâu, thuộc loại hình nào, kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ cũng không quan trọng. Chỉ cần tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm thì đều có thể triển khai quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn 22000. 

 

Một số đối tượng nên áp dụng tiêu chuẩn này vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm như:

  • Trang trại chuyên về trồng trọt
  • Trang trại chuyên chăn nuôi gia súc, gia cầm, 
  • Ngư trường chuyên nuôi và đánh bắt thủy-hải sản
  • Đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi
  • Đơn vị cung cấp thực phẩm chức năng
  • Cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm tươi sống
  • Đơn vị cung cấp nước uống giải khát
  • Đơn vị chuyên cung cấp thực phẩm đông lạnh
  • Đơn vị chuyển sản xuất gia vị, chất phụ gia
  • Cơ sở cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm
  • Nhà cung cấp dịch vụ vệ sinh, đóng gói hoặc vận chuyển
  • Nhà hàng, cửa hàng đồ văn, khách sạn, cửa hàng bán thực phẩm lưu động, bệnh viện...
  • Siêu thị, cửa hàng bán lẻ thực phẩm, cửa hàng tiện lợi...

Lợi ích của ISO 22000:2005

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 mang lại cho doanh nghiệp, tổ chức những lợi ích thiết thực sau:

  • Nhận được chứng nhận ISO 22000:2005 chứng minh thực phẩm của công ty đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác.
  • Đưa ra một khung chuẩn giúp doanh nghiệp vận hành và kiểm soát dễ dàng mọi quá trình trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa sai sót, lỗi hỏng giúp tăng năng suất và giảm chi phí hoạt động.
  • Sở hữu chứng nhận ISO 22000 là công cụ marketing vô cùng hiệu quả giúp quảng bá hình ảnh và tăng uy tín cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

 

Yêu cầu khi áp dụng ISO 22000:2005

Các yêu cầu của ISO 22000:2005

ISO 22000:2005 đã đặt ra những yêu cầu gì cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp tổ chức cần tuân theo. Hãy tham khảo ngay 4 yêu cầu cơ bản nhất ngay sau đây:
 

  • Yêu cầu 1: Trao đổi thông tin lẫn nhau trong một chuỗi cung ứng thực phẩm. Tức doanh nghiệp phải trao đổi thông tin với các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức. Các thông tin phải đảm bảo hiệu lực và đem lại hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt mối nguy.
  • Yêu cầu 2: Quản lý hệ thống. Doanh nghiệp phải căn cứ bối cảnh cụ thể của mình để xây dựng một hệ thống cùng các quy trình quản lý phù hợp.
  • Yêu cầu 3: Thực hiện chương trình tiên quyết. Tức các doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện chương trình tiên quyết cần có trong hệ thống như GAP, GVP, GMP, GDP...
  • Yêu cầu 4: Áp dụng 7 nguyên tắc trong HACCP gồm: Phân tích mối nguy; xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP); thiết lập giới hạn tới hạn cho CCP; xây dựng hệ thống giám sát và kiểm soát CCP; thiết lập hành đồng khắc phục; thiết lập thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP; thiết lập thủ tục và lưu trữ hồ sơ.

Sự khác biệt giữa ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018 là gì?

Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì? So với ISO 22000 phiên bản 2005, ISO 22000 phiên bản 2018 được xây dựng với nhiều cải tiến mới, phù hợp với bối cảnh về ATVSTP hiện nay. Sự khác biệt của hai phiên bản này thể hiện qua những khía cạnh sau đây:

1. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 sử dụng HLS (cấu trúc bậc cao) 

ISO 22000:2018 sử dụng cấu trúc bậc cao (HLS) có thiết kế tương đồng với các hệ thống quản lý chất lượng ISO khác. cụ thể tiêu chuẩn này sẽ gồm 10 điều khoản sau:
 

  • Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng
  • Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn
  • Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức
  • Điều khoản 5 – Lãnh đạo
  • Điều khoản 6 – Hoạch định
  • Điều khoản 7 – Hỗ trợ
  • Điều khoản 8 – Thực hiện
  • Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động
  • Điều khoản 10 – Cải tiến.
     

Nhờ sử dụng cấu trúc bậc cao, ISO 22000:2018 cho phép doanh nghiệp áp dụng độc lập hoặc kết hợp với các tiêu chuẩn ISO khác như ISO 9001, ISO 14001...

2. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có cách tiếp cận dựa trên rủi ro

Khác với ISO 22000:2005, ISO 22000:2018 tiếp cận việc quản lý hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm dựa trên các rủi ro mà tổ chức, doanh nghiệp có thể đối mặt. Các tiếp cận này căn cứ vào việc doanh nghiệp dự báo và hoạch định được các rủi ro cũng như cơ hội có thể tác động đến hệ thống, từ đó thiết lập các biện pháp phòng ngừa và hành động cho phù hợp.

 

Sự khác nhau giữa ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018
 

3. Quá trình hoạt động

So với tiêu chuẩn ISO 22000:2005, các thuật ngữ chính của ISO 22000:2018 được mô tả một cách rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được khác biệt giữa chúng. Cụ thể các thuật ngữ được làm rõ gồm: Điểm kiểm soát tới hạn (CCP),chương trình tiên quyết hoạt động (OPRPs) và chương trình tiên quyết (PRPs).

4. Chu kỳ PDCA

Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 phân tích rõ hơn về chu trình PDCA thông qua việc tách riêng 2 chu trình độc lập là hệ thống quản lý và các nguyên tắc HACCP. Hai chu trình này cần đảm bảo sự tương thích và có khả năng phối hợp với nhau.

 

XEM THÊM: Tổng Hợp Danh Mục Tài Liệu ISO 22000 - Hệ Thống Quản Lý ATTP


Qua bài viết trên, mong rằng quý doanh nghiệp đã biết thêm về tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và nó khác gì so với ISO 22000:2018. Nếu quý bạn còn thắc mắc hoặc cần cấp giấy chứng nhận ISO 22000 thì liên hệ ngay với VINAQUALITY qua hotline 0934 475 393 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Liên hệ hỗ trợ
Dịch Vụ ATTP - Kiểm Nghiệm - Công bố
image about

Mobile: 0934 475 393

Tel: 028 626 72431

Chứng nhận ISO 22000 - HACCP - GMP
image about

Mobile: 0931 444 642

Tel: 028 626 72431

Đăng ký kinh doanh - MSMV
image about

Mobile: 0931 444 641

Tel: 028 626 72431

Bài viết liên quan
2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
1
icon_zalod
images