Quy trình đánh giá nội bộ chuẩn theo tiêu chuẩn ISO được thực hiện mấy bước? Những nguyên tắc nào bắt buộc phải áp dụng khi đánh giá nội bộ? Tất tần tật mọi thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải về vấn đề này sẽ được VINAQUALITY giải đáp qua bài viết sau.
Trước khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý chất lượng vào doanh nghiệp thì đòi hỏi các kết quả của quy trình đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO phải đạt yêu cầu. Có thể nói đó là yếu tố cơ bản đầu tiên mà đơn vị cần đáp ứng. Để biết cách triển khai chính xác và hiệu quả nhất, hãy cùng VINAQUALITY tham khảo qua những thông tin sau đây.
Vì sao cần đánh giá nội bộ?
Đánh giá nội bộ là hành động được thực hiện trong rất nhiều doanh nghiệp theo cách thức khác nhau. Hành động này sẽ giúp doanh nghiệp:
- Nhìn nhận về mức độ phù hợp của những tiêu chuẩn được áp dụng vào hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị và thực hiện so sánh đánh giá với chuẩn mực.
- Đảm bảo sự phù hợp của các yêu cầu về pháp lý hoặc các yêu cầu khác đối với tiêu chuẩn ISO.
- Đánh giá sự hoạt động của hệ thống quản lý xem có hiệu quả hay không so với các mục tiêu đã đề ra.
- Sẵn sàng đáp ứng sự đánh giá từ tổ chức độc lập bên ngoài.
- Duy trì những nhận thức và trách nhiệm đối với các tiêu chuẩn ISO.
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra.
6 nguyên tắc được áp dụng đánh giá nội bộ
Các nguyên tắc được áp dụng để thực hiện đánh giá nội bộ:
- Nguyên tắc 1: Tính toàn vẹn
- Nguyên tắc 2: Trình bày trung thực
- Nguyên tắc 3: Đánh giá chuyên nghiệp
- Nguyên tắc 4: Bảo mật
- Nguyên tắc 5: Độc lập
- Nguyên tắc 6: Tiếp cận bằng chứng
Quy trình đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO
Quy trình đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO sẽ được thực hiện qua 6 bước:
Bước 1: Đề xuất đánh giá
- Xác định cụ thể về các yêu cầu và thu thập thông tin cần thiết.
- Xác định chi tiết về mức độ khả thi và nhân lực cần thực hiện.
- Đưa ra các phương pháp áp dụng phù hợp với năng lực.
Bước 2: Chuẩn bị đánh giá
- Xem xét các thông tin tài liệu thu thập để tiến hành quy trình đánh giá.
- Lập kế hoạch triển khai cụ thể.
- Phân công công việc cho từng đánh giá viên.
Bước 3: Thực hiện đánh giá
- Xem xét các yếu tố cần đánh giá.
- Phân công vai trò, trách nhiệm của người thực hiện giám sát.
- Thu thập và xác nhận tính chính xác các thông tin
- Đưa ra kết quả đánh giá sau khi thực hiện
Bước 4: Chuẩn bị và phân phối báo cáo đánh giá
Bước 5: Hoàn tất đánh giá
Bước 6: Hoạt động theo dõi sau đánh giá
Các chính sách đánh giá nội bộ
Để đạt được kết quả cao khi thực hiện đánh giá nội bộ thì doanh nghiệp thường sẽ đề ra các chính sách áp dụng. Cụ thể như sau:
- Triển khai họp trước và sau khi quá trình đánh giá nội bộ kết thúc.
- Lập kế hoạch đánh giá cụ thể dựa trên những yếu tố như: mức độ quan trọng công việc, tình trạng nguồn lực và kết quả thực hiện trước đó.
- Đánh giá viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ năng, năng lực chuyên môn và được tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu.
- Quy trình thực hiện đánh giá phải được giám sát chặt chẽ ngay từ những bước thực hiện đầu tiên để đảm bảo về kết quả.
Kế hoạch thực hiện đánh giá nội bộ
Khi lập kế hoạch đánh giá nội bộ thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương thức sau đây:
- Đánh giá theo những công việc cụ thể.
- Đánh giá theo chức năng và bộ phận.
- Đánh giá trực tiếp dựa trên các tiêu chuẩn ISO.
- Phương pháp đánh giá kết hợp.
Đào tạo đánh giá viên nội bộ
Để đánh giá viên nội bộ có thể đáp ứng tất cả tiêu chuẩn thì sẽ được đào tạo theo giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Hiểu và diễn giải về các nguyên tắc theo tiêu chuẩn ISO 9001.
- Giai đoạn 2: Nhận thức và hiểu được các hệ thống quản lý trong tổ chức.
- Giai đoạn 3: Thực hiện đào tạo đánh giá nội bộ.
Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ về quy trình đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp khác nhau sẽ giúp đơn vị có thêm nhiều kiến thức hữu ích, tránh khỏi nhiều sai lầm và đạt hiệu quả cao khi thực hiện đánh giá. Nếu còn những thắc mắc nào chưa được giải đáp cụ thể, hãy liên hệ ngay với VINAQUALITY để được hỗ trợ.