TẦM QUAN TRỌNG CỦA GHI NHÃN THỰC PHẨM

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GHI NHÃN THỰC PHẨM

    Nhãn hàng hóa cũng rất quan trọng đối với nhà sản xuất, kinh doanh nhãn hàng hóa cụ thể đó sẽ là công cụ để quảng bá cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Thông tin để quảng bá có thể được thể hiện dưới dạng hình ảnh, chữ viết, màu sắc hoặc các ký hiệu, tài liệu kèm theo khác để thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hoặc gây sự chú ý để người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa đó trong nhóm các sản phẩm cùng loại.

    Tuy nhiên, việc đưa các thông tin quảng bá phải đảm bảo ghi đúng quy định về nội dung, hình thức, ngôn ngữ, vị trí, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không mang tính so sánh trực tiếp với hàng hóa cùng loại khác.

     

    Bạn có thắc mắc những sản phẩm bạn đang sử dụng nó tới từ đâu không? Ăn uống phải xem kĩ hạn sử dụng trước khi dùng nha.

    Thực phẩm có nhiều loại

    Thực phẩm thường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là thực phẩm chức năng). Thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ, đồ uống (trừ rượu), rượu,.. và còn nhiều sản phẩm khác liên quan tới thực phẩm.

    Hôm nay VINAQUALITY xin chia sẽ với các bạn những thông tin bắt buộc trên nhãn dán của thực phẩm thường khi được lưu thông trên thị trường. Cùng tìm hiểu với mình nhé.

    Để sản phẩm được lưu thông trên thị trường Việt Nam việc tất yếu sản phẩm phải được công bố chất lượng sản phẩm và có những nội dung không thể thiếu trên sản phẩm để người tiêu dùng nhận biết được dễ dàng sản phẩm hơn, giúp sự quản lý của các cơ quan quản lý thị trường kiểm soát tốt hơn về các sản phẩm ở Việt Nam

    Quy định ghi nhãn thực phẩm

    Căn cứ vào Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm gồm những nội dung sau:

    Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa

    1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

    a) Tên hàng hóa;

    b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

    c) Xuất xứ hàng hóa.

    Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

    d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

    Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

    Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

    2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

    a) Tên hàng hóa;

    b) Xuất xứ hàng hóa.

    Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

    c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

    c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

    c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

    3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

    a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

    b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

    4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử.”;

    Thực phẩm

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

    Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    đ) Thông tin cảnh báo;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;

    đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

    e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

    g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

    h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

    Thực phẩm đã qua chiếu xạ

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin cảnh báo;

    e)  Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”.

    Thực phẩm biến đổi gen

    ) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin cảnh báo;

    e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.

    Đồ uống (trừ rượu):

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin cảnh báo;

    e)  Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    Rượu

    a) Định lượng;

    b) Hàm lượng etanol;

    c) Hạn sử dụng (nếu có);

    d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);

    đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);

    e) Mã nhận diện lô (nếu có).

    Nguyên liệu thực phẩm

    a) Tên nguyên liệu;

    b) Định lượng;

    c) Ngày sản xuất;

    d) Hạn sử dụng;

    đ) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

    Thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người

    a) Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    b) Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;

    c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;

    d) Quy cách đóng gói;

    đ) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;

    e) Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;

    g) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;

    h) Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    i) Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.

    Nếu như nội dung ghi nhãn sai khi hàng hóa nhập khẩu thì sẽ như thế nào?   

    Theo Điều 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và Quyết định số 376/QĐ-TCHQ năm 2021 ban hành sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

    Hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề như tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu chưa xác định được hết vai trò, lợi ích đúng đắn của Nhãn hàng hóa nên chưa thật sự đầu tư cho việc thay đổi bao bì, mẫu mã, ghi nhãn, nhãn phụ hàng hóa, in 3d, dập chìm tem chống giả lên sản phẩm theo đúng quy định.

    Bên cạnh đó thì hiện nay cũng không ít các doanh nghiệp bất chấp lợi nhuận một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh với yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, thường ghi nhãn có hiện tượng giả, nhái nhãn hiệu nổi tiếng cùng loại, cố tình không dán nhãn hoặc nhãn không ghi nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, nơi sản xuất, nhập khẩu, hàng sản xuất trong nước nhưng lại ghi công nghệ bởi nước khác để đánh lừa người tiêu dùng về xuất xứ.

    Như vậy để tránh vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa chúng ta cần thực hiện theo quy định của pháp luật giúp xác định nguồn gốc hàng hóa, hàng hóa do doanh nghiệp nào sản xuất hoặc nào chịu trách nhiệm và các các thông tin về chỉ tiêu chất lượng trên nhãn là một trong những căn cứ để kiểm tra, đối chiếu xác định chất lượng, tình trạng của hàng hóa cũng như để biết được hàng hóa quá hạn sử dụng không được phép lưu thông trên thị trường…

    Hy vọng các thông tin trên đã giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn cạc ghi nhãn sản phẩm và những điều lưu ý. Bạn có thể xem thêm các thông tin khác tại Website hoặc liên hệ ngay với hotline của 0934 475 393 của VINAQUALITY nếu còn bất kỳ thắc mắc nào.

     

    Các lĩnh vực hoạt động của công ty VINAQUALITY:

    - Dịch vụ chứng nhận ISO 22000:2018, ISO 9001:2015, HACCP, GMP, VietGap,...

     

    Ngoài ra chúng tôi có đội ngũ Chuyên viên, Luật sư hỗ trợ về:

    - Đăng ký hồ sơ tự công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm;

    - Xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn cơ sở;

    - Đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu độc quyền;

    - Đăng ký mã số mã vạch, giấy phép kinh doanh;

    - Đăng ký FDA, Giấy lưu hành tự do, Chứng thư hàng nhập khẩu;

    - Các giấy phép khác về thực phẩm

    - Hỗ trợ liên hệ Luật sư Tư vấn pháp luật. Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng trong tranh chấp Dân sự/hình sự/KDTM...vv

    ------------------------

    Khách hàng muốn hiểu thêm xin liên hệ cho chúng tôi 0934.475.393

    Email: info@chungnhaniso.org.vn

    Website: chungnhaniso.org.vn

    Địa chỉ: Số 5 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

    2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
    1
    icon_zalod
    images