KIỂM NGHIỆM SỮA TƯƠI VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
KIỂM NGHIỆM SỮA TƯƠI VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA

    Sữa và các sản phẩm từ sữa đã trở nên quá phổ biến cho cuộc sống. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa được trích dẫn bởi QCVN 5-1:2010/BYT và Quyết định 46/2007/QĐ-BYT

    Sữa là một chất lỏng màu trắng đục được tạo ra bởi giống cái của động vật có vú. Đây là sản phẩm được tạo ra làm nguồn dinh dưỡng ban đầu cho các con sơ sinh trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác và không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Trên khắp thế giới, có hơn 6 tỉ khách hàng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa. Hơn 750 triệu người sống trong các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Sữa là một loại chất giúp cải thiện dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho nên tại nhiều quốc gia hiện nay, bên cạnh sữa sản xuất trong nước thì còn sữa được nhập khẩu nước ngoài nhưng đều phải bảo đảm được kiểm nghiệm trước khi lưu thông. Trong bài viết dưới đây, VinaQuality sẽ nêu ra các chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa tươi được quy định năm 2023.

    1. Kiểm nghiệm sữa tươi và các sản phẩm từ sữa tươi

    Kiểm nghiệm  sữa và các sản phẩm từ sữa là hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, xác định các chất và thành phần của sữa theo các chỉ tiêu an toàn chất lượng được quy định cụ thể tại QCVN tương ứng được Nhà nước ban hành. Từ đó, đáp ứng được mọi thông tư, quy chuẩn của Việt Nam cũng như các thị trường khó tính khác (Nhật, EU, Mỹ,...).

    Kiểm nghiệm sữa tươi và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị tiến hành định kỳ. Cụ thể:

    • 01 lần/năm đối với các sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ và hệ thống quản lý chất lượng như: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
    • 02 lần/năm đối với các sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.

           2.  Căn cứ pháp lý trong hoạt động kiểm nghiệm sữa

    Chất lượng an toàn của sữa tươi có vai trò rất quan trọng trong bởi chính sản phẩm đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Thông thường, với thực phẩm nói chung và sản xuất sữa, sữa tươi, chế phẩm từ sữa nói chung thì cần phải kiểm nghiệm và công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

    Căn cứ pháp lý để Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa được quy định tại:

    - Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quyết định về việc ban hành quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm

    - QCVN 5-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng

    - QCVN 5-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột

    - QCVN 5-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat

    - QCVN 5-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa

    - QCVN 5-5:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men

    - QCVN 11-1:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi

    - QCVN 11-2:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi

    - QCVN 11-3:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

    -   QCVN 11-4:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

    - QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

    - QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

    - QCVN 8-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

    3. Tạo sao cần kiểm nghiệm sữa tươi và các sản phẩm từ sữa

    Thứ nhất, Sữa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, giàu protein và chất béo. Sữa đóng góp một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng như canxi, magie, selen, riboflavin, vitamin B12 và axit pantothenic. Sản phẩm sữa chất lượng đảm bảo các thành phần dinh dưỡng và an toàn cho người dùng. Kiểm nghiệm giúp khẳng định chất lượng các sản phẩm sữa, giảm thiểu tình trạng sữa kém chất lượng xâm nhập vào thị trường gây hại cho sức khỏe con người và quyền lợi của doanh nghiệp chân chính.

    Thứ hai, sản phẩm sữa có hàm lượng Bacillus Cereus cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến thời hạn sử dụng hay hàm lượng Clostridium trong sữa quá cao cũng sẽ tác động đến quá trình sản xuất các sản phẩm phô mai. Kiểm nghiệm sữa để xác định hàm lượng các chất, qua đó có các phương án kiểm soát chất lượng kịp thời.

    Thứ ba, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các sản phẩm sữa được sản xuất cần phải Kiểm nghiệm và đăng ký công bố sản phẩm trước khi được lưu thông trên thị trường. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kiểm nghiệm để đáp ứng các yêu cầu luật định về chất lượng của sản phẩm;

    Thư tư, Chứng minh chất lượng sản phẩm với khách hàng, đối tác. Từ đó khẳng định, nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

    4. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng sữa tươi và các sản phẩm từ sữa

    Chỉ tiêu cảm quan sữa bột

    • Màu sắc
    • Mùi vị
    • Trạng thái

    Các chỉ tiêu hóa lý

    • Độ ẩm, (% khối lượng)
    • Hàm lượng Protein sữa trong chất khô không béo của sữa (% khối lượng)
    • Hàm lượng chất béo sữa (% khối lượng)
    • Giới hạn tối đa các chất nhiễm bẩn
    • Chỉ tiêu kim loại nặng
    • Chì (mg/kg)
    • Thiếc (đối với sản phẩm chứa đựng trong bao bì tráng thiết, mg/kg)
    • Stibi (mg/kg)
    • Arsen (mg/kg)
    • Cadmi (mg/kg)
    • Thủy ngân (mg/kg)
    • Chỉ tiêu độc tố vi nấm
    • Aflatoxin M1(mg/kg)
    • Melamin (mg/kg)

    Các chỉ tiêu vi sinh vật của các sản phẩm dạng bột

    • Enterobacteriaceae
    • Staphylococci dương tính với coagulase
    • Nội độc tố của Staphylococcus (Staphylococcal enterotoxin)
    • L.monocytogens
    • Salmonella

    Các chỉ tiêu vi sinh vật dạng lỏng

    • Enterbacteriaceae
    • L.monocytogens

    Các chỉ tiêu vi sinh vật của các sản phẩm Phomat được sản xuất từ sữa tươi nguyên liệu

    • Staphylococci dương tính với coagulase
    • L.monocytogens
    • Salmonella
    • Nội độc tố của Staphylococcus (Staphylococcal enterotoxin)

    Các chỉ tiêu vi sinh vật của các sản phẩm Phomat được sản xuất từ sữa đã qua xử lý nhiệt

    • E. Coli
    • Staphylococci dương tính với coagulase
    • Nội độc tố của Staphylococcus (Staphylococcal enterotoxin)
    • L.monocytogens
    • Salmonella

    5. Những lưu ý khi kiểm nghiệm sữa tươi và các sản phảm từ sữa

    Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa luôn đa dạng và có nhiều tiêu chuẩn để kiểm nghiệm. Hiện nay, có hơn 70 văn bản về tiêu chuẩn kiểm nghiệm do đó cần phải xác định được loại sữa tươi, cũng như các sản phẩm sữa đó là gì, được quy định ở đâu để tiến hành thủ tục cho phù hợp.

    Trên đây là những thông tin của chúng tôi liên quan đến kiểm nghiệm sữa tươi và các sản phẩm được làm từ sữa. Nếu như có thắc mắc cũng như yêu cầu liên quan, liên hệ đến VinaQuality để nhận được các tư vấn tốt nhất.

    -------------------------------

    Liên hệ yêu cầu dịch vụ

    VINAQUALITY - Chuyên đánh giá, cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, chứng nhận ISO 22000:2018, ISO 9001:2015, chứng nhận ISO 13485:2016, ISO 140001:2015, chứng nhận HACCP, chứng nhận GMP, chứng nhận VIETGAP, 

    CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VINAQUALITY

    Địa chỉ: 5 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Điện thoại: 0934 475 393

    Email: info@chungnhaniso.org.vn

    website: chungnhaniso.org.vn

     

     

     

         

     

    2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
    1
    icon_zalod
    images