HOÀN TẤT THỦ TỤC CHO DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM MỚI THÀNH LẬP

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
HOÀN TẤT THỦ TỤC CHO DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM MỚI THÀNH LẬP

    Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu của con người, phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người, vì vậy kinh doanh thực phẩm luôn được đánh giá là mặt hành kinh doanh tiềm năng, ổn định. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm ra sao?. Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi tiến hành hoạt động kinh doanh? Công ty VinaQuality xin gửi tới quý khách hàng thủ tục và lưu ý khi thành lập doanh nghiệp thực phẩm như sau:

    Cơ sở pháp lý

    Luật doanh nghiệp 2020;

    Thông tư Số: 01/2021/TT-BKHĐT.

     

    Thủ tục thành lập công ty:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập;

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

    - Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp;

    - Bản điều lệ công ty;

    - Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

    - Bản sao hợp lệ các giấy tờ tùy thân của cá nhân góp vốn, người đại diện theo pháp luật (của công ty dự kiến thành lập) bao gồm CMND/CCCD/Hộ chiếu.

    - Đối với thành viên là tổ chức cần cung cấp các giấy tờ sau:

    + Bản sao hợp lệ các giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật của tổ chức bao gồm CMND/CCCD/Hộ chiếu.

    + Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng nhận về thành lập tổ chức, đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.

    + Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Bản sao hợp lệ các giấy tờ tùy thân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

    + Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật đi nộp hồ sơ).

    + Bản sao hợp lệ các giấy tờ tùy thân của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ bao gồm CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.

    Bước 2:

    - Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như đã đề cập ở phần trước.

    - Điền đầy đủ thông tin vào Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty.

    - Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

    Bước 3: Nhận kết quả tại Sở kế Hoạch và Đầu tư;

    Bước 4: Khắc dấu dấu pháp nhân của doanh nghiệp.

    Thủ tục khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp:

    - Khắc dấu sau khi doanh nghiệp thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp), doanh nghiệp tự đi khắc con dấu của công ty tại cơ quan khắc dấu đủ điều kiện.

    - Sau khi hoàn tất thủ tục khắc dấu, công ty có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.

    Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng và đăng kí thuế ban đầu

    - Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính với những hóa đơn đầu vào có giá trị lớn hơn 20 triệu phải chuyển khoản, thì mới được khấu trừ thuế GTGT và ghi vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.Như vậy Doanh Nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng.

    - Mở tài khoản ngân hàng là bước quan trọng đầu tiên mà công ty cần thực hiện sau khi được thành lập. Việc này giúp công ty quản lý được tài chính của mình một cách rõ ràng hơn và dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính.

    - Để mở tài khoản ngân hàng cho công ty, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như giấy phép kinh doanh, đăng ký thuế, bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện, hộ chiếu hoặc căn cước công dân, và một số giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu của ngân hàng.

    Bước 6: Đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử

    - Đăng ký chữ ký số là một bước quan trọng để thực hiện nộp thuế điện tử và báo cáo thuế đầy đủ và chính xác. Chữ ký số cũng được sử dụng để xác thực các giao dịch trực tuyến khác.

     

    Để đăng ký chữ ký số, công ty cần liên hệ với cơ quan cung cấp chữ ký số hoặc có thể liên hệ VINAQUALITY hướng dẫn đăng ký. Sau khi hoàn tất đăng ký, công ty sẽ được cung cấp chữ ký số để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

    - Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử là một bước quan trọng để giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc in và gửi hóa đơn giấy. Việc này cũng giúp công ty đảm bảo tuân thủ các quy định về hóa đơn điện tử của pháp luật.

    Để đăng ký hóa đơn điện tử , công ty cần liên hệ với cơ quan cung cấp hóa đơn điện tử hoặc có thể liên hệ VINAQUALITY hướng dẫn đăng ký. Sau khi hoàn tất đăng ký, công ty sẽ được cung cấp chữ ký số để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

    Bước 7: Thực hiện một số thủ tục sau thành lập.

    Lưu ý về điều kiện kinh doanh thực phẩm

    Sau khi thành lập doanh nghiệp, để đi vào kinh doanh thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp phải có:

    - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất gồm một trong các loại giấy tờ sau theo nghị định 15:2018/NĐ-CP:

    + Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến,..nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.

    + Giấy chứng nhận HACCP là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay “hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.

    Không chỉ có lợi ích đối với quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà còn đối với cả người tiêu dùng. Bởi lẽ khi áp dụng những tiêu chuẩn này, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa cũng được nâng cao và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp cũng được vận hành một cách hữu hiệu nhất.

    + ISO 22000: 2018 là 1 bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) ban hành. ISO 22000 là sự kết hợp và bổ sung các yếu tố cốt lõi của ISO 9001 và HACCP để cung cấp một khuôn khổ cho việc phát triển, thực hiện, giám sát và cải tiến liên tục Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (FSMS).

    - Giấy kiểm nghiệm sản phẩm: Nhằm đánh giá các chỉ tiêu an toàn theo quy định của BYT có đáp ứng tiêu chuẩn trước khi lưu hành ra thị trường.

    -  Giấy công bố sản phẩm: Giấy công bố sản phẩm hay còn gọi là thủ tục lưu hành sản phẩm là một trong những chứng nhận pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp phải đăng ký cho sản phẩm của mình trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

    - Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

    - Mã số,mã vạch: Barcode hay còn gọi mã vạch sản phẩm là một dãy bao gồm các chữ số mang thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra… Mỗi sản phẩm sẽ chỉ có một mã vạch duy nhất và không thay đổi.

     

    Và một số thủ tục liên quan khác, để được nắm rõ hơn vui lòng liên hệ chúng tôi tổ chức chứng nhận VinaQuality có đội ngũ chuyên viên luôn sẵn sàng trao đổi cùng doanh nghiệp.

     

    -------------------------------

    Các lĩnh vực hoạt động của công ty VINAQUALITY

    - Dịch vụ chứng nhận ISO 22000:2018, ISO 9001:2015, HACCP, GMP, VietGap,...

    Ngoài ra chúng tôi hỗ trợ các vấn đề liên quan khác.

    Hy vọng các thông tin trên đã giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về những thủ tục cần có để thành lập một doanh nghiệp mới về thực phẩm? Bạn có thể xem thêm các thông tin khác tại Website hoặc liên hệ ngay với hotline của 0934 475 393 của VINAQUALITY nếu còn bất kỳ thắc mắc nào.

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VINAQUALITY

    Địa chỉ: 5 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

    Điện thoại: 0934 475 393

    Email: info@chungnhaniso.org.vn

    Website: chungnhaniso.org.vn

     

    2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
    1
    icon_zalod
    images