ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

     

    Hotline tư vấn: 0934 475 393; 0931 444 641

    Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn bận rộn với công việc không có nhiều thời gian nên thường xuyên không dùng đủ bữa. Vì vậy, hầu như ai trong chúng ta đều thiếu chất dinh dưỡng. Nhưng kể cả những người dù có ăn uống đầy đủ vẫn không thể hấp thu hết hoàn toàn các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

    Điều đó đã dẫn đến sự ra đời của các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng có nhiều thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường. Vậy THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE LÀ GÌ?

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng đểbổ sung thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

    1. Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
    2. Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
    3. Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và b trên đây.

    Cơ sở sản xuất thưc phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải đáp ứng những điều gì về an toàn thực phẩm?

    Theo Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì ngoài việc đảm bảo những điều kiện chung về an toàn thực phẩm tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở snr xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn phải đáp ứng những điều kiện sau:

    • Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dung;
    • Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan.Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành Y,Dược,Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành liên quan;
    • Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phj trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo ngyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
    • Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn vào hồ sơ;
    • Có bộ phận kiểm soát chất lượng để đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện;nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm được theo dõi độ ổn định;
    • Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
    • Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại,thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra;thực hiện theo quy trình và ghi chép,lưu giũ đầy đủ hồ sơ với các hoạt động này.

    Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) hay không?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các sơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó,hiện nay các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Giấy chứng nhận GMP.

    Quý doanh nghiệp, cơ sở cần cấp chứng chỉ GMP. Hãy liên hệ chúng tôi qua:

    Điện thoại/zalo: 0934 475 393                    

    CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VINAQUALITY

    Địa chỉ: 5 Đường D14B, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

    Web: https://chungnhaniso.org.vn

    2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
    1
    icon_zalod
    images