Đăng ký quyền SỞ HỮU TRÍ TUỆ có thể quyết định đến việc thành bại của chính Doanh nghiệp

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
Đăng ký quyền SỞ HỮU TRÍ TUỆ có thể quyết định đến việc thành bại của chính Doanh nghiệp

    Hotline tư vấn: 0934 475 393; 0931 444 641; 0979 466 335

     Nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) phải kể đến như: Coca Cola, Microsoft…với giá trị thương hiệu- tài sản SHTT lên tới hàng chục tỷ Đô la Mỹ. 

    Và cũng có rất nhiều Doanh nghiệp bị ăn cắp Thương hiệu, Lô gô công ty, sản phẩm…Do không thực hiện việc Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước.Dẫn đến việc phải thu hồi sản phẩm, bị phạt hợp đồng, phải mua lại thương hiệu, khó khăn hơn khi chứng minh bảo vệ quyền lợi….Mất rất nhiều công sức và tiền của.

    Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

    Theo quy định tại Khoản 1-Điều 4-Luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25 tháng 6 năm 2019:

    “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.

    Vậy, quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

    Khi DN có Nhãn hiệu, sáng chế, KDCN... áp dụng cho sản phẩm và được bảo hộ, thì các đối tượng SHTT này sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp, và mang lại cho DN rất nhiều lợi thế, cụ thể là:

    Lợi thế phát triển sản phẩm: SHTT cung cấp hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho DN, nhờ đó khách hàng có thể nhận diện được, phân biệt được…giúp DN nâng cao niềm tin, tự tin và lòng trung thành với người tiêu dùng mà DN đang tiếp thị.

    Lợi thế cạnh tranh: Quyền SHTT là quyền độc quyền, do đó khi nắm giữ độc quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng và sáng chế cho một sản phẩm thì đương nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không được phép khai thác và sử dụng các nhãn hiệu, KDCN và sáng chế đó để sản xuất sản phẩm, vì thế DN duy trì được vị thế cạnh tranh đối với SP đó trên thị trường.

    Biện pháp phòng thủ của DN: Khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới ra thị trường, các đối thủ đều dòm ngó và tìm kiếm những yếu tố để có thể loại bỏ sản phẩm đó khỏi thị trường, một trong những chiến lược cạnh tranh của đối thủ là tìm xem sản phẩm mới của DN có vi phạm quyền SHTT của họ. Do đó, nếu sản phẩm mới của DN được bảo hộ quyền SHTT thì đó cũng là một biện pháp phòng thủ hữu hiệu cho DN.

    Nâng cao giá trị doanh nghiệp: Quyền SHTT khi được bảo hộ sẽ trở thành tài sản và vì thế SHTT cũng có thể chuyển giao, chuyển nhượng. Các doanh nghiệp đang sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng, bên cạnh việc tự khai thác độc quyền sử dụng quyền SHTT để sản xuất và kinh doanh sản phẩm, DN còn có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc nhượng quyền kinh doanh,

    Tăng giá trị DN:  khi mua bán sát nhập doanh nghiệp; có thể nâng cao giá trị của DN trong mắt hoặc các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ...

    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    Một số tài sản sở hữu trí tuệ Phải được đăng ký và chỉ sau khi được cấp VBBH và mới có thể trở thành tài sản của DN như: hiệu hàng hóa, Sáng chế và KDCN, Chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp … phải được đăng ký xác lập quyền.

    Tuy nhiên với tên thương mại, bí mật kinh doanh, thì không cần phải đăng ký mà chỉ cần đáp ứng DK bảo hộ. Bản quyền tác giả cho các tác phẩm VH, NT, phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu cũng sẽ dược bảo hộ ngay khi nó được tạo ra ở một trạng thái vật chất nhất định mà không cần phải đăng ký.

    Về quy trình chung nhất thì sẽ gồm ba bước đó là phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ để từ đó xác định được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ đăng ký. Cũng từ đó mà chuẩn bị được các thành phần tài liệu có trong hồ sơ sao cho hợp pháp.

    Có thể tham khảo các quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hiệu lực từ ngày 09/05/2007.

     

    SHTT hoặc SHCN đều có yêu cầu khác nhau theo quy định của pháp luật. Để có được quyền đó, phải tùy vào đối tượng đó như thế nào. Nói chung, các đối tượng SHCN thường phải tiến hành đăng ký mới phát sinh quyền cho chủ sở hữu. Nếu như các DN tạo ra được các đối tượng SHCN nhưng không tiến hành đăng ký thì khả năng mất quyền đối với họ là nhãn tiền. Hoặc không còn đủ điều kiện bảo hộ hoặc bị đối tượng khác chiếm đoạt. Đây là những điều kiện bắt buộc.
    Ngoài ra, để đăng ký, DN thường phải hiểu biết pháp luật, hiểu đối tượng SHTT để xác định xem cần đăng ký cho đối tượng nào…
    Nếu các DN tự làm được thì nộp trực tiếp cho Cục SHTT, nếu DN nào không làm được thì có thể thông qua các tổ chức đại diện SHTT
    Ngoài quy định thủ tục của hệ thống pháp luật quốc gia, khi đăng ký ra nước ngoài, các DN còn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ chính các quốc gia đó, họ có quy định riêng, thậm chí rất khác…

    Không ít thương hiệu của doanh nghiệp Việt đã bị nước ngoài đăng ký, phải kể đến như nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre… hay là câu chuyện của cà phê Buôn Ma Thuột.

    Thực trạng này nói lên một điều rằng, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…
    Thực tế cho thấy, sự chủ quan, chậm trễ trong đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài đã khiến không ít doanh nghiệp Việt đánh mất tên sản phẩm của chính mình. Không những thế, tên thương hiệu cũng gắn với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, cũng là tài sản của Nhà nước.Việc chủ thể nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản Nhà nước bị rơi vào tay người khác. Nguy hại hơn, sản phẩm đó có thể bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước với lý do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu..Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng khâu đăng ký…
    Một vấn đề khác, quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính thấp nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp được phép coi nhẹ vai trò của sở hữu trí tuệbởi lẽ, với chủ các doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ không chỉ là yếu tố tài sản mà còn là sự sống còn trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay…

    Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ là một thủ tục pháp lý khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực pháp lý này và sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong việc khai đơn đăng ký. Việc đăng ký sẽ gây nhiều khó khăn cho những doanh nhân lần đầu tiến hành thủ tục này.

    Nếu quý khách con vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại: 0931 444 641 ; 0979 466 335 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc!

    2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
    1
    icon_zalod
    images