Các Thủ Tục, Giấy Phép Môi Trường Khi Muốn Áp Dụng ISO 14001

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
Các Thủ Tục, Giấy Phép Môi Trường Khi Muốn Áp Dụng ISO 14001

Quý bạn đang thắc mắc cần những thủ tục, giấy phép môi trường nào khi áp dụng ISO 14001? Đáp án sẽ được VINAQUALITY cung cấp ngay trong bài viết này, mời bạn cùng theo dõi ngay!

 

Các giấy phép môi trường cần thực hiện khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những vấn đề được các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm khi muốn triển khai và xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho riêng mình. 

 

Nếu bạn cũng đang thắc mắc thủ tục, giấy phép môi trường bắt buộc theo luật định khi áp dụng tiêu chuẩn này thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ sau của VINAQUALITY nhé. 

Tiêu chuẩn ISO 14001 là gì?

ISO 14001 cụ thể hơn tiêu chuẩn 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế dành cho hệ thống quản lý môi trường, được áp dụng với mọi tổ chức, doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Đây được xem là khung chuẩn, định hướng cho các doanh nghiệp, tổ chức quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

 

Tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường

 

Nhờ tiêu chuẩn này, tổ chức/doanh nghiệp có thể chủ động giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là giảm thiểu chất thải công nghiệp thông qua việc vận hành và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực.

 

Vậy doanh nghiệp bạn đã biết thủ tục, giấy phép môi trường theo luật định khi áp dụng ISO 14001 chưa? Nếu chưa thì tiếp tục theo dõi ngay bài viết nhé.

Các thủ tục, giấy phép môi trường cần thực hiện khi áp dụng ISO 14001

Dưới đây là các thủ tục, giấy phép môi trường bắt buộc theo luật định khi tổ chức, doanh nghiệp triển khai  áp dụng ISO 14001, mời bạn theo dõi ngay.

 

Thủ tục và giấy phép khi áp dụng ISO 14001

 

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp Bộ TNMT phê duyệt

  • Tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (Khoản 2, Điều 9, Luật Bảo vệ môi trường)
  • Quy định tại phụ lục III, Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp UBND tỉnh/thành phố phê duyệt

  • Tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (Khoản 2, Điều 9, Luật Bảo vệ môi trường)
  • Quy định tại phụ lục II, Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

3. Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Tổ chức/doanh nghiệp thực hiện trước khi triển khai dự án (Điều 31, Luật Bảo vệ môi trường)
  • Nếu quy mô nhỏ được quy định tại phụ lục IV nghị định 18/2015/NĐ-CP và phụ lục 5.1 thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

4. Đề án bảo vệ môi trường cụ thể

  • Thực hiện khi tổ chức/doanh nghiệp đã có hoạt động sản xuất, dịch vụ
  • Quy mô của tổ chức được quy định tại phụ lục II, Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

5. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

  • Cần thực hiện trong giai đoạn vận hành
  • Xác định tại cột 4 của phụ lục II nghị định 18/2015/NĐ-CP.

 

Các loại giấy phép về hệ thống quản lý bảo vệ môi trường

 

6. Giấy phép xả nước thải ra môi trường (Theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)

  • Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh doanh dịch vụ với quy mô không vượt quá 5m3/ngày đêm và không chứa chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ
  • Nước thải nuôi trồng thủy hải sản với quy mô không vượt quá 10.000m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng trên biển, sông suối hay hồ chức.

7. Giấy phép khai thác nước mặt (Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)

  • Mục đích sản xuất kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp quy mô từ 100m3 ngày đêm
  • Mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có quy mô 0.1m3/giây trở nên 
  • Mục đích khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất máy 50KV trở nên.

8. Giấy phép khai thác nước dưới đất

Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô từ 10m3/ngày đêm thì phải đăng ký và xin giấy phép khai thác nước dưới đất. (Theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)

9. Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại

Nếu tổ chức/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại định kỳ hàng năm từ 600kg/năm thì phải đăng ký để được cấp phép và thực hiện vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

10. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Định kỳ 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần phụ thuộc vào hồ sơ môi trường được cơ quan có thẩm quyền duyệt, tổ chức/doanh nghiệp cần báo cáo quan trắc môi trường.

 

Những giấy phép cần đảm bảo khi áp dụng ISO 14001


Trên đây là các thủ tục, giấy phép môi trường cần thực hiện khi áp dụng ISO 14001, mong rằng qua bài viết này quý doanh nghiệp đã nắm thêm được các thông tin hữu ích. Nếu quý bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với VINAQUALITY để nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí từ chuyên gia của chúng tôi nhé.

Liên hệ hỗ trợ
Dịch Vụ ATTP - Kiểm Nghiệm - Công bố
image about

Mobile: 0934 475 393

Tel: 028 626 72431

Chứng nhận ISO 22000 - HACCP - GMP
image about

Mobile: 0931 444 642

Tel: 028 626 72431

Đăng ký kinh doanh - MSMV
image about

Mobile: 0931 444 641

Tel: 028 626 72431

Bài viết liên quan
2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
1
icon_zalod
images