Cách Soạn Thảo Chính Sách Môi Trường Trong ISO 14001

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
Cách Soạn Thảo Chính Sách Môi Trường Trong ISO 14001

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nội dung và cách soạn thảo chính sách môi trường trong ISO 14001 thì những chia sẻ của VINAQUALITY trong bài viết sau sẽ rất hữu ích. Cùng theo dõi ngay bạn nhé.
 

Chính sách môi trường trong ISO 14001 là một trong những yếu tố cốt lõi nhằm đảm bảo tính hiệu lực và sự thành công của một hệ thống quản lý môi trường (EMS). Tức là việc doanh nghiệp bạn sở hữu một chính sách môi trường nhất quán và phù hợp với định hướng đặt ra chính là "chìa khóa vàng"  cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội. Cùng VINAQUALITY đi tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích ngay sau đây.

1. Chính sách môi trường trong ISO 14001 là gì?

Chính sách môi trường trong ISO 14001 được đánh giá là một trong những yếu tố đặc biệt quan trong trong tiêu chuẩn ISO 14001- tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS) dành cho doanh nghiệp và tổ chức.

 

Chính sách môi trường trong ISO 14001

 

Trong ISO 14001, chính sách môi trường được định nghĩ là những ý đồ cùng định hướng có liên quan tới kết quả của hoạt động môi trường tại một tổ chức hay doanh nghiệp. Cụ thể hơn, chính sách môi trường chính là những nguyên tắc, cam kết được tuân bố một cách chính thức bởi lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp cấp cao nhất.
 

Nhờ chính sách môi trường, doanh nghiệp biết được cách thiết lập các mục tiêu môi trường sao cho phù hợp, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch, hành động chi tiết tương ứng nhằm đạt được  những kết quả dự kiến. Bên cạnh đó, các chính sách này cũng là cơ sở để doanh nghiệp bạn có thể cải tiến EMS không ngừng.

2. Mục tiêu của chính sách môi trường ISO 14001

Căn cứ vào bối cảnh thực tế của từng doanh nghiệp mà chính sách môi trường trong ISO 14001 được thiết lập với các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, các chính sách này đều hướng đến mục tiêu lớn như sau:

 

Mục tiêu của chính sách môi trường ISO 14001


 

  • Ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, thông qua việc khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế sản xuất chất thải công nghiệp, sử dụng vật liệu có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng nhiều lần.
  • Đánh giá được những tác động ảnh hưởng đến môi trường khi doanh nghiệp thay đổi quy trình làm việc, cập nhật các công nghệ và trang thiết bị máy móc mới.
  • Kiểm soát hiệu quả việc sử dụng, bảo quản và xử lý các chất thải.
  • Khuyến khích đội ngũ nhân viên nắm được cách tối ưu hiệu quả lao động mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường.
  • Khuyến khích sự tham gia từ đội ngũ nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp thông qua các khóa đào tạo nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường, phương pháp duy trì và cải tiến EMS liên tục.
  • Thể cam kết của lãnh đạo và của doanh nghiệp đối với nhân viên nội bộ, cộng đồng và khách hàng bên ngoài về trách nhiệm cũng như đóng góp của doanh nghiệp đối với việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

3. Nội dung của chính sách môi trường trong ISO 14001

Khi doanh nghiệp thiết lập chính sách môi trường trong ISO 14001, lãnh đạo cần cân nhắc đến những nội dung sau:

Phù hợp với bối cảnh của tổ chức/doanh nghiệp

Tuy rằng đây không phải là nội dung thực tế ghi vào chính sách môi trường của tổ chức, nhưng lãnh đạo cao nhất nên nhìn nhận việc này như một yếu tố then chốt để xây dựng được một chính sách môi trường có hiệu lực. 

 

Nội dung của các chính sách môi trường

 

Bởi mỗi tổ chức/doanh nghiệp đều có loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ khác nhau nên chính sách môi trường cũng không thể giống nhau được. Vì vậy, người lãnh đạo cao nhất cần phải cân nhắc thiết lập các chính sách sao cho phù hợp với bối cảnh thực tế của tổ chức.

Đặt ra một khuôn khổ cho việc thiết lập mục tiêu

Để có một chính sách môi trường hiệu lực và đạt được thành công như mong đợi thì doanh nghiệp cần phải đánh giá và đo lường được. Do đó, tổ chức và doanh nghiệp cần phải thiết lập các mục tiêu môi trường chi tiết cho chính sách đó. 

 

Các mục tiêu này phải đảm bảo nhất quán với chính sách môi trường và phải cho thấy được hiệu quả trong việc giảm thiểu các tác động của doanh nghiệp đối với môi trường. Tránh các trường hợp đặt ra những mục tiêu quá xa vời, phi thực tế, không thể thực hiện và đáp ứng được chính sách môi trường.

Cam kết về bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Trong ISO 14001, chính sách môi trường của doanh nghiệp phải thể hiện được những cam kết về bảo vệ môi trường. Cụ thể là các cam kết nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là các cam kết này cũng cần phải phù hợp với bối cảnh của tổ chức, bao gồm cả các điều kiện môi trường tại địa phương, khu vực nơi doanh nghiệp hoạt động.


Những cam kết môi trường của doanh nghiệp có thể đề cập tới chất lượng nguồn nước, không khí, bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên...

 

Áp dụng chính sách môi trường trong ISo 14001

 

Tuân thủ các yêu cầu, nghĩa vụ về môi trường

Khi thiết lập các chính sách môi trường ISO 14001 cần phải thể hiện sự tuân thủ các cam kết, nghĩa vụ của doanh nghiệp  với các bên liên quan. Có nghĩa, các yêu cầu này có thể đến từ những quy định, luật định của Nhà Nước về môi trường hiện hành, từ khách hàng/đối tác, từ hiệp hội/tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Cải tiến hệ thống quản lý môi trường liên tục

Đặc điểm nổi bật của các hệ thống quản lý, điển hình là hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là sự cải tiến không ngừng. Chính vì vậy, các chính sách môi trường sẽ không bao giờ cố định và luôn thay đổi, điều chỉnh đảm bảo rằng EMS được duy trì có hiệu lực và đạt hiệu quả đáng mong đợi.

4. Các yêu cầu với chính sách môi trường ISO 14001

Bên cạnh nội dung cần phải có trong chính sách môi trường, ISO 14001 cũng yêu cầu chính sách của tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản sau:

Thông tin phải được văn bản hóa, thực hiện và duy trì

Chính sách môi trường trong ISO 14001 cần phải được văn bản hóa, nó không thể truyền đạt theo phương thức truyền miệng mà được thể hiện dưới dạng văn bản bằng giấy hoặc tập tin điện tử. Ngoài ra, việc văn bản hóa phải được lên kế hoạch và phân bổ nguồn lực rõ ràng, đồng thời đảm bảo các tài liệu, hồ sơ cần được lưu trữ và có các thay đổi hoặc cải tiến phù hợp khi cần.

Trao đổi thông tin lẫn nhau trong nội bộ tổ chức

Việc trao đổi thông tin trong nội bộ doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi nếu các thông tin vê môi trường không được truyền đạt tới đúng đối tượng hoặc nhân viên không nắm rõ chính sách, vai trò của họ... thì chính sách môi trường sẽ không phát huy tác dụng và mất hiệu lực.
 

Những điều này không có nghĩa các nhân viên trong công ty phải nằm lòng tất cả các chính sách, mà chỉ cần hiểu được ý nghĩa, mục tiêu của chính sách đó và phương thức để đạt được mục tiêu mà chính sách môi trường đặt ra.

 

Yêu cầu của chính sách môi trường ISO 14001

 

Đảm bảo tính sẵn có cho các bên liên quan

Khác với các hệ thống quản lý khác, chính sách môi trường của tổ chức/doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính sẵn có, tức chúng phải được đặt ở nơi mà các bên quan tâm có thể truy cập, tìm hiểu khi cần. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tuyên bố chính sách môi trường của mình qua hệ thống Website, mạng xã hội hoặc trên bản tin, các tài liệu và văn bản giấy khi được yêu cầu.


Qua những chia sẻ trên, mong rằng quý doanh nghiệp đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về chính sách môi trường trong ISO 14001. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn về tiêu chuẩn ISO 14001, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho VINAQUALITY để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất trong ngày.

Liên hệ hỗ trợ
Dịch Vụ ATTP - Kiểm Nghiệm - Công bố
image about

Mobile: 0934 475 393

Tel: 028 626 72431

Chứng nhận ISO 22000 - HACCP - GMP
image about

Mobile: 0931 444 642

Tel: 028 626 72431

Đăng ký kinh doanh - MSMV
image about

Mobile: 0931 444 641

Tel: 028 626 72431

Bài viết liên quan
2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
1
icon_zalod
images