Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận ISO 9001

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận ISO 9001

Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001 diễn ra cụ thể như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết thông qua nội dung bài chia sẻ của VINAQUALITY ngay sau đây, cùng tham khảo nhé!

Chứng nhận ISO 9001 là tiêu chuẩn của một sản phẩm, mang đến cho hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp bạn được chứng nhận một cách toàn cầu. Khi nhận và đạt được các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001, chứng tỏ doanh nghiệp đã tuân thủ và cam kết đối với những hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề uy tín, từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh lớn và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Vậy quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001 gồm mấy bước, cụ thể ra sao? Hãy theo dõi chi tiết các bước qua bài viết của VINAQUALITY sau đây.

Bước 1. Ra quyết định thực hiện theo đúng tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001

Khi quyết định xây dựng lại hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp mình theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001, thì tổ chức cần phải tìm hiểu các thông tin kỹ lưỡng về ISO thông qua các khóa đào tạo nhận thức về chứng nhận ISO 9001. Đồng thời trả lời các câu hỏi sau:

Quy trình cấp chứng nhận ISO 9001

  • Hệ thống quản lý chất lượng hiện tại của doanh nghiệp bạn có đáp ứng được những yêu cầu về quản lý, kiểm tra và giám sát không?
  • Doanh nghiệp có cần nhất thiết phải thay đổi hệ thống quản lý chất lượng hiện tại theo đúng chuẩn ISO 9001 không?

Bước 2. Chọn người am hiểu về tiêu chuẩn ISO 9001 làm đại diện

Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001 cần có ít nhất một người chịu trách nhiệm chính. Do đó, doanh nghiệp cần cử ra một người đại diện để làm lãnh đạo chất lượng với điều kiện phải am hiểu kiến thức về tiêu chuẩn ISO 9001. Như vậy mới có thể áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, lãnh đạo chất lượng sẽ phải thực hiện các buổi đánh giá nội bộ hàng tháng về ISO 9001.

Bước 3. Xây dựng kế hoạch thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001

Trong bước này của quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001, khi đã xem xét các yêu cầu và điều khoản của hệ thống quản lý theo chuẩn ISO 9001. Doanh nghiệp cần kiểm tra, xem xét và giải quyết những điều sau và đưa ra một kế hoạch cụ thể, rõ ràng:

Xây dựng tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001 và áp dụng vào doanh nghiệp

  • Bản thân doanh nghiệp mình có thể áp dụng được yêu cầu nào và không áp dụng được yêu cầu nào?
  • Có thể thay đổi, cải tiến để đáp ứng được các điều khoản đó không?
  • Nếu thay đổi cần thực hiện những công việc gì?
  • Khối lượng công việc khi thay đổi nhiều không? Ai là người phụ trách.

Bước 4. Thống báo đến nội bộ về việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Khi lên được kế hoạch cụ thể để áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001, các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp cần phải được biết các kế hoạch này. Và chắc chắn rằng sẽ có không ít ý kiến trái chiều về việc thay đổi hệ thống quản lý cũ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. Vì thế, điều bạn cần làm lúc này là giải thích rõ ràng, dễ hiểu để mọi người nắm được kế hoạch và thực hiện hiệu quả nhất.

Bước 5. Viết tài liệu ISO 9001 cho doanh nghiệp

Tại quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001, việc viết tài liệu ISO 9001 cho doanh nghiệp là điều bắt buộc. Công việc viết tài liệu ISO sẽ cần bỏ ra rất nhiều thời gian, trí óc và công sức. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì sẽ có các mẫu để bạn có thể tham khảo và dựa vào đó để viết tài liệu sao cho chính xác và phù hợp nhất, theo đúng điều kiện thực tế của doanh nghiệp bạn.

 

Viết tài liệu và chuẩn bị hồ sơ theo tiêu chuẩn

 

Mỗi một hạng mục lại cho nhiều mẫu tham khảo khác nhau, vì vậy việc lựa chọn mẫu tài liệu phù hợp với doanh nghiệp bạn cực kỳ quan trọng, nó phải đáp ứng được việc xây dựng cũng như áp dụng được chứng nhận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 vào hệ thống quản lý chất lượng của bạn.

Bước 6. Áp dụng vào thực tế theo đúng tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001

Sau khi đã hoàn thành việc viết tài liệu ở bước 5, thì cần phải thống báo đến các phòng ban liên quan để tiến hành triển khai thực hiện. Trong suốt quá trình triển khai, quy trình làm việc mới sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khá quan trọng, những vấn đề này cần được ghi chép đầy đủ để tạo thành hướng dẫn thực hiện chi tiết các công việc.

Bước 7. Đánh giá chất lượng công việc sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Trong quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001, bước này khá quan trọng. Ở bước 2, doanh nghiệp đã cử ra lãnh đạo chất lượng am hiểu về chứng nhận ISO 9001, người này sẽ tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ hàng tháng nhằm nắm được chất lượng công việc của tổ chức sau các bước đã thực hiện ở trên khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn chứng nhận ISO

Bước 8. Đăng ký ISO 9001:2015 theo quy định

Ở bước này, ISO sẽ ủy quyền cho một tổ chức nào đó có năng lực và đủ thẩm quyền đánh giá hệ thống phải lý chất lượng ISO của tổ chức bạn. Nếu như đáp ứng đủ các điều kiện, điều khoản mà ISO đưa ra cho từng hạng mục thì doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO 9001.

Trường hợp chưa đủ điều kiện thì doanh nghiệp cần tiếp tục thay đổi, điều chỉnh để phù hợp và đáp ứng các điều kiện cấp chứng chỉ ISO 9001. Do đó, bạn cần phải chọn được tổ chức kiểm định và chứng nhận phù hợp với năng lực doanh nghiệp để việc đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001 diễn ra thuận lợi và không mất quá nhiều thời gian.

Bước 9. Nhận chứng chỉ ISO theo thời gian trên giấy hẹn

Bớc này đã là một trong những bước cuối cùng, tuy nhiên bạn cũng không thể chủ quan. Để nhận được giấy chứng nhận ISO 9001, bạn cần phải được tổ chức ISO ủy quyền đánh giá chất lượng, chẳng hạn như tổ chức VINAQUALITY.

Nếu họ thấy doanh nghiệp bạn đã đạt đủ những tiêu chí, VINAQUALITY sẽ thực hiện giấy chứng nhận ISO 9001 cho tổ chứng bạn. Có nghĩa, doanh nghiệp bạn phải đáp ứng và vượt qua kỳ hạn đánh giá.

Lúc đó, một vấn đề quan trọng và khó khăn nhất chính là nhân viên trong công ty bạn không quen với việc đánh giá từ những người bên ngoài. Nên việc bạn cần làm là phổ biến đến toàn thể nhân viên của mình, hướng dẫn họ cách thức phối hợp cũng như tương tác với chuyên gia đánh giá để buổi đánh giá diễn ra thành công tốt đẹp.

Bước 10. Duy trì sau khi được cấp chứng nhận ISO 9001

Việc nhận được chứng nhận ISO 9001 chưa phải là bước cuối cùng trong quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001 bởi chứng chỉ này cần phải được duy trì để doanh nghiệp bạn có thể nhận được nhiều lợi ích hơn như:

Duy trì hiệu lực của chứng nhận trong thời gian quy định

  • Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đạt chuẩn giúp nâng cao hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp
  • Yếu tố quan trọng để đối tác, khách hàng cân nhắc và lựa chọn hợp tác với doanh nghiệp bạn

Chính vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến hệ thống và quy trình của mình, nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn và tiếp tục duy trì chứng nhận ISO 9001.

 

- Tham khảo thêm  thông tin hữu ích khác:  Quy Trình Kiểm Soát Tài Liệu Theo ISO 9001:2015 Đúng Chuẩn

 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ thêm về quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức nào có nhu cầu xây dựng quy trình đánh giá, cấp chứng nhận ISO 9001 vui lòng liên hệ ngay với VINAQUALITY qua hotline 0934 475 393 để được hướng dẫn tận tình nhất.

Liên hệ hỗ trợ
Dịch Vụ ATTP - Kiểm Nghiệm - Công bố
image about

Mobile: 0934 475 393

Tel: 028 626 72431

Chứng nhận ISO 22000 - HACCP - GMP
image about

Mobile: 0931 444 642

Tel: 028 626 72431

Đăng ký kinh doanh - MSMV
image about

Mobile: 0931 444 641

Tel: 028 626 72431

Bài viết liên quan
2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
1
icon_zalod
images