HACCP là gì? 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP

5 đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

tieuchuansanphamvn@gmail.com

0934 475 393

Menu
HACCP là gì? 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP

     

    HACCP là một trong những giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp thực phẩm quản lý được vấn đề an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất. Bởi việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP là cơ sở để đảm bảo thực phẩm luôn an toàn từ khâu sản xuất đến khâu chế biến. Vậy thật sự HACCP là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ về khái niệm của HACCP cũng như 7 nguyên tắc cơ bản trong quy trình chứng nhận của tiêu chuẩn HACCP.

    HACCP là gì?

    HACCP là gì? HACCP là cách viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System. Nó được hiểu là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”.

    HACCP là hệ thống giúp xác định, đánh giá cũng như kiểm soát những mối nguy hại liên quan đến an toàn thực phẩm. HACCP sẽ giúp xác định được các mối nguy cụ thể và đưa ra những biện pháp để kiểm soát chúng nhằm nâng cao tính an toàn thực phẩm. 

    HACCP là gì?

    HACCP là một công cụ hoàn hảo để có thể đánh giá các mối nguy cũng như thiết lập các hệ thống kiểm soát. HACCP chủ yếu tập trung vào việc phòng ngừa thay vào việc kiểm tra thành phẩm. Chứng nhận HACCP cần được áp dụng trong suốt cả một chuỗi thực phẩm, từ những khâu ban đầu cho đến khâu tiêu thụ cuối cùng.

    Để có thể áp dụng thành công HACCP đòi hỏi phải có sự cam kết cũng như tham gia từ ban lãnh đạo và toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng HACCP cũng vô cùng phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001; Hệ thống ISO 22000.

    7 nguyên tắc cơ bản của HACCP là gì?

    7 nguyên tắc cơ bản của HACCP là gì?

    Các công ty thực phẩm có nghĩa vụ lập kế hoạch HACCP phù hợp với Quy định vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam. Kế hoạch này phải dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP như được mô tả trong Codex Alimentarius của Tổ chức Y tế Thế giới:

    1. Kiểm tra tất cả các mối nguy tiềm ẩn và xác định các mối nguy thực sự.
    2. Kiểm tra các biện pháp cần thiết để kiểm soát mối nguy và xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP). Đây là những điểm trong quá trình mà rủi ro có thể được ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được.
    3. Chỉ ra các giới hạn tới hạn cho mỗi CCP.
    4. Xác định cách các CCP được giám sát.
    5. Xác định các cách giúp khắc phục cho mỗi CCP. Các cách khắc phục là cần thiết khi việc giám sát chỉ ra rằng CCP không được kiểm soát. Các cách khắc phục có thể cần được áp dụng cho từng sản phẩm hoặc cả quá trình và phải dẫn đến việc khôi phục lại sự an toàn.
    6. Áp dụng xác minh. Xác minh là kiểm tra định kỳ để xác định xem phương pháp tiếp cận HACCP có hiệu quả hay không hoặc để kiểm tra xem việc kiểm soát CCP có hiệu quả hay không. Do đó, việc xác minh cho thấy liệu phương pháp làm việc có dẫn đến đủ mức độ an toàn hay không.
    7. Giữ tài liệu và hồ sơ. Điều này có nghĩa là thiết kế hệ thống phải được ghi lại một cách chi tiết để có thể dễ dàng đánh giá về sau này.

    Để có thể đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, điều quan trọng là các công ty phải tuân thủ các hướng dẫn HACCP. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là họ phải xác định một cách có hệ thống các điểm trọng yếu ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm và đồ uống được xử lý trong công ty. Tất cả các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp quản lý rủi ro liên quan phải được mô tả trong kế hoạch HACCP.

    Lưu ý: CCP là viết tắt của cụm từ Critical Control Point. Nó được hiểu là điểm kiểm soát tới hạn. Tức là các điểm trong quá trình cần được kiểm soát để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được.

    Lợi ích mà HACCP mang lại 

    Đối với doanh nghiệp

    Nếu như đáp ứng được chứng nhận HACCP, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với mảng thực phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể in trên bao bì của sản phẩm dấu chứng nhận phù hợp với hệ thống HACCP. Từ đó giúp tạo lòng tin vững chắc với người tiêu dùng. 

    Đây còn là một cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại với các đối tác trong nước cũng như nước ngoài. Nó còn là cơ sở hàng đầu của các chính sách ưu tiên đầu tư và đào tạo của Nhà nước.

    Lợi ích mà HACCP mang lại

    Đối với ngành công nghiệp

    Chứng nhận HACCP sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời giảm chi phí do giảm được số lượng sản phẩm hỏng và phải thu hồi. Không những thế, tiêu chuẩn này còn giúp cải tiến quá trình sản xuất, điều kiện môi trường, năng lực quản lý, tăng cơ hội kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu thực phẩm.

    Đối với nhà nước

    Giúp cải tiến được sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng và kiểm soát được thực phẩm. Chứng nhận HACCP còn tạo điều kiện thuận lợi đến với sự phát triển thương mại, tạo được lòng tin cho người dân.

    Đối với người tiêu dùng

    Giúp giảm thiểu các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm, nâng cao các nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó giúp làm tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm cũng như cải thiện cuộc sống trên lĩnh vực sức khỏe và kinh tế xã hội.

    Như vậy, bây giờ bạn đã có thể hiểu được HACCP là gì cũng như những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Hi vọng những thông tin bên trên đã giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của HACCP. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về chứng nhận ISO 9001 hoặc ISO 14001, hãy nhấp vào link nhé.

    2020 Copyright © VINAQUALITY COMPANY . All rights reserved. Design by nina.vn
    1
    icon_zalod
    images